Processing math: 100%

Sunday, February 16, 2014

Đề thi Toán Khối A và khối A1 năm 2012

test công thức toán học trên blogspot.
PHẦN NHIỀU THÍ SINH THƯỜNG LÀM (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Cho hàm số y=x^4 -2(m+1)x^2+m^2\quad  (1), với m là tham số thực.
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi m = 0.
b) Tìm m để đồ thị hàm số (1) có ba điểm cực trị tạo thành ba đỉnh của một tam giác vuông.
Giải: b) y=x^4 -2(m+1)x^2+m^2\quad  (1)

Đạo hàm: y'= 4x^3-4(m+1)x

y'= 0 \Longleftrightarrow 4x(x^2-m-1)=0 \Longleftrightarrow \left[ \begin{array}{ll} x& = 0 \\ x^2 & = m+1 \end{array} \right.

Hàm số có ba điểm cực trị khi và chỉ khi m+1>0 \Longleftrightarrow m >-1

Khi đó tọa độ của ba điểm cực trị là:

A \left\{ \begin{array}{ll} x& = 0 \\ y & = m^2 \end{array} \right. ;\qquad B \left\{ \begin{array}{ll} x& = -\sqrt{m+1} \\ y & = -2m-1 \end{array} \right. ;\qquad C \left\{ \begin{array}{ll} x& = \sqrt{m+1} \\ y & = -2m-1 \end{array} \right.

Ta có nhận xét tam giác ABC cân tại A. Do đó tam giác ABC vuông khi và chỉ khi tam giác này vuông tại A.

Điều này tương đương với BC^2=AB^2+AC^2 \Longleftrightarrow BC^2=2AB^2 \Longleftrightarrow (x_B-x_C)^2=2[(x_B-x_A)^2+(y_B-y_A)^2] \Longleftrightarrow 4(m+1)= 2(m+1)+2(m+1)^4 \Longleftrightarrow (m+1)^3=1 m+1 \ne 0 \Longleftrightarrow m+1 = 1 \Longleftrightarrow m=0.

Câu 2 (1,0 điểm) Giải phương trình: \sqrt{3}\sin 2x+\cos 2x=2\cos x-1 \qquad (1)

Giải: (1) \Longleftrightarrow 2\sqrt{3}\sin x\cos x +2\cos^2x-2\cos x=0 \Longleftrightarrow \cos x(\sqrt{3}\sin x +\cos x-1)=0 \Longleftrightarrow \left[ \begin{array}{ll} \cos x& = 0 \\ \sqrt{3}\sin x +\cos x& = 1 \end{array} \right. \displaystyle\Longleftrightarrow \left[ \begin{array}{ll} \cos x& = 0 \\ \cos (x-\displaystyle\frac{\pi}{3})& = \cos \displaystyle\frac{\pi}{3} \end{array} \right. \Longleftrightarrow \left[ \begin{array}{ll} x& = \displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi \\ x& = k2\pi\\ x& \displaystyle\frac{2\pi}{3}+k2\pi \end{array} \right.

Câu 3 (1,0 điểm) Giải hệ phương trình: \left\{ \begin{array}{ll} x^3-3x^2-9x+22& = y^3+3y^2-9y \\ x^2+y^2-x+y & = \displaystyle\frac{1}{2} \end{array} \right.

Giải:Đặt u =x ; \quad v= -y, hệ phương trình trở thành: \qquad \left\{ \begin{array}{ll} u^3-3u^2-9u+22& = -v^3+3v^2+9v \\ u^2+v^2-u-v & = \displaystyle\frac{1}{2} \end{array} \right. \Longleftrightarrow \left\{ \begin{array}{ll} u^3+v^3-3(u^2+v^2)-9(u+v)+22& = 0\\ u^2+v^2-(u+v) & = \displaystyle\frac{1}{2} \end{array} \right.

Đặt S=u+v ; P=u.v ; \ S^2\ge 4P.

Hệ phương trình trở thành: \Longleftrightarrow \left\{ \begin{array}{ll} S^3-3PS-3(S^2-2P)-9S+22& = 0\\ S^2-2P-S & = \displaystyle\frac{1}{2} \end{array} \right.

Giải hệ này ta được: \qquad \left\{ \begin{array}{ll} S& = 2 \\ P & = \displaystyle\frac{3}{4} \end{array} \right. Vậy: \qquad \left\{ \begin{array}{ll} u& = \displaystyle\frac{3}{2}\\ v & = \displaystyle\frac{1}{2} \end{array} \right. \quad \vee \quad \left\{ \begin{array}{ll} u& = \displaystyle\frac{1}{2}\\ v & = \displaystyle\frac{3}{2} \end{array} \right.

Do đó nghiệm của hệ phương trình đã cho là: \qquad \left\{ \begin{array}{ll} x& = \displaystyle\frac{3}{2}\\ y & = -\displaystyle\frac{1}{2} \end{array} \right. \quad \vee \quad \left\{ \begin{array}{ll} x& = \displaystyle\frac{1}{2}\\ y & = -\displaystyle\frac{3}{2} \end{array} \right.

Câu 4 (1,0 điểm) Tính tích phân : I=\displaystyle\int_1^3\dfrac{1+\ln (x+1)}{x^2}dx

Đặt u = 1+\ln (1+x) \Longrightarrow du=\displaystyle\frac{dx}{1+x} dv = \displaystyle\frac{dx}{x^2} \quad ; \quad v = -\frac{1}{x}

Vậy I= \left[ -\displaystyle\frac{1+\ln (1+x)}{x}\right]_1^3 +\underbrace{\displaystyle\int_1^3\displaystyle\frac{1}{x(x+1)}dx}_{\text{J}}

Ở đây: J=\displaystyle\int_1^3\left[\displaystyle\frac{1}{x}-\displaystyle\frac{1}{x+1}\right]dx= \left[\displaystyle\ln\left|\displaystyle\frac{x}{x+1}\right|\right]_1^3 =\ln\displaystyle\frac{3}{2}=\ln 3-\ln 2

Khi đó: I = \displaystyle\frac{2}{3}-\displaystyle\frac{2}{3}\ln 2+\ln 3

Câu 5 (1,0 điểm)Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABC) là điểm H thuộc cạnh AB sao cho HA = 2HB. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABC) bằng 60^\circ. Tính thể tích của khối chóp S.ABC và tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SA BC theo a.


Trong tam giác AHC ta có: HC^2=AH^2+AC^2-2AH.AC\cos 60^\circ = \left(\displaystyle\frac{2a}{3}\right)^2+a^2-2\displaystyle\left(\frac{2a}{3}\right).a. \displaystyle\frac{1}{2} \Longrightarrow HC=\displaystyle\frac{a\sqrt{7}}{3}.

Trong tam giác vuông SHC ta có: \tan 60^\circ = \displaystyle\frac{SH}{HC} \Longrightarrow SH=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{3}

Vậy V=\displaystyle\frac{1}{3}Bh=\displaystyle\frac{1}{3}.\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{3} =\displaystyle\frac{a^3\sqrt{7}}{12}

Ta có công thức: V=\displaystyle\frac{1}{6}. SA.BC.\text{d}(SA,BC).\sin (SA, BC)

Ở đây: SA=\sqrt{SH^2+HA^2} = \displaystyle\frac{5a}{3} \cos (SA,BC)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{SA}.\overrightarrow{BC}}{SA.BC} =\displaystyle\frac{\overrightarrow{HA}.\overrightarrow{BC}}{SA.BC} =\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{2}{3}.\overrightarrow{BA}.\overrightarrow{BC}}{SA.BC} =\displaystyle\frac { \displaystyle\frac{2}{3}.a.a.\cos 60^\circ } { \displaystyle\frac{5a^2}{3} } = \displaystyle\frac{1}{5} \Longrightarrow \sin (SA,BC)=\displaystyle\frac{\sqrt{24}}{5}.

Tóm lại: \text{d}(SA,BC) = \displaystyle\frac{6V}{SA.BC.\sin (SA,BC)}= \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{a^3\sqrt{7}}{2}}{\displaystyle\frac{5a}{3}.a.\displaystyle\frac{\sqrt{24}}{5}} = \displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{8}.

Câu 8.b (1,0 điểm) Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng d: \displaystyle\frac{x+1}{2} =\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{1} , mặt phẳng (P) : x + y - 2z + 5 = 0 và điểm A (1; -1; 2). Viết phương trình đường thẳng \Delta cắt d (P) lần lượt tại M N sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng MN.

Giải: M \in d nên M(-1+2t;t;2+t). Vì N là điểm đối xứng của M qua A nên: N(3-2t;-2-t;2-t). Vì N \in (P) nên: 3-2t-2-t-2(2-t)+5=0 \Longleftrightarrow t=2. Khi đó M(3;2;4) N(-1;-4;0). Vectơ chỉ phương của đường thẳng \Delta \overrightarrow{u}=\overrightarrow{AM}= (2;3;2).

Do đó phương trình đường thẳng \Delta là: d: \displaystyle\frac{x-1}{2} =\displaystyle\frac{y+1}{3}=\displaystyle\frac{z-2}{2}

Câu 9.b (1,0 điểm) Cho số phức z thỏa \displaystyle\frac{5\bar{z}+i}{z+1}=2-i. Tính môđun của số phức w = 1 + z + z^2.

Giải:Giả sử z=a+bi \Longrightarrow \bar{z}=a-bi.

Khi đó đẳng thức đã cho được viết: 5(a+(1-b)i)=(2-i)(a+1+bi). \Longleftrightarrow \left\{\begin{array}{ll} 5a&=2a+2+b\\ 1-b&=-a+2b-1 \end{array}\right. \Longleftrightarrow \left\{\begin{array}{ll} 3a-b&=2\\ a-3b&=-2 \end{array}\right. \Longleftrightarrow \left\{\begin{array}{ll} a&=1\\ b&=1 \end{array}\right.

Vậy z= 1+i \Longrightarrow z^2=2i. Do đó w=2+3i. Ta suy ra |w|=\sqrt{13}.

No comments:

Post a Comment